Lịch ăn cho bé 1 tuổi đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc dạy con lớn khôn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Ngoài các yếu tố di truyền và thói quen hàng ngày, chế độ dinh dưỡng từ khi bé tròn 1 tuổi trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của bé. Do đó, điều quan trọng là ba mẹ cần dựa vào cơ sở dinh dưỡng mà xây dựng thực đơn, lịch ăn cho bé phù hợp nhé.
Lịch ăn cho bé 1 tuổi ba mẹ tham khảo
Lịch ăn cho bé 1 tuổi cần được thiết lập với sự phân bổ thời gian hợp lý như sau:
6h-7h: Bé thức dậy và thực hiện các hoạt động như thay bỉm tã và vệ sinh cá nhân.
7h-8h: Mẹ cho bé dùng bữa sáng với các món đơn giản mà giàu dinh dưỡng với các món như nui, cháo, bột, mì,… Mẹ nên kiểm soát thời gian ăn của bé để đảm bảo không quá 30 phút nhé. Sau 30 phút ăn sáng, bé có thể được cho ăn nhẹ bằng cách uống sữa.
8h-9h: Thời gian dành cho hoạt động thể chất của bé.
9h-10h: Bé có thời gian tự chơi trong lịch ăn cho bé 1 tuổi
10h-10h30: Giờ nghỉ trưa.
10h30–11h30: Thời gian cho bé chơi đùa, có thể kể truyện, chơi đồ chơi, hoặc nô đùa cùng thú cưng.
11h30–12h30: Bữa trưa cần được đảm bảo đủ chất cho bé 1 tuổi. Mmẹ nên khuyến khích bé tự măm măm thức ăn để rèn luyện kỹ năng tự ăn.
12h30-14h: Giờ ngủ trưa.
14h–15h: Bữa phụ chiều, bé có thể ăn nhẹ như sữa chua, bánh, hoa quả dầm sữa chua, ngũ cốc hoặc uống sữa.
15h–17h: Thời gian dành cho bé tham gia các hoạt động tự do.
17h–18h: Cho bé tắm rửa sạch sẽ.
18h–19h: Bữa tối của bé sẽ nằm trong khoảng thời gia này, mẹ nên tạo điều kiện cho bé ngồi ăn cùng gia đình để bé tập làm quen với thói quen này nhé. Bữa tối có thể bao gồm cơm nát, nui, súp hoặc các món ăn phù hợp với bé.
19h tối–7h sáng: Thời gian cho giấc ngủ đêm của bé
Lịch ăn với bé bú sữa mẹ
Đối với bé bú sữa mẹ, lịch ăn cho bé 1 tuổi sẽ khác đi một chút như sau:
7g00: Bé thức dậy và được bú mẹ trong khoảng 10-15 phút.
8g00: Bé tự chơi với các đồ chơi trên ghế ăn dặm và chờ mẹ chuẩn bị bữa sáng.
8g15: Mẹ có thể chuẩn bị bữa sáng cho bé với các món như mì, cháo, súp,… Mẹ đảm bảo bé ngồi ăn nghiêm túc trong vòng 30 phút là tốt nhất nhé.
8g45: Sau khi bé ăn no, mẹ có thể cho bé nghe nhạc, chơi xếp hình, xem tranh.
9g30: Nếu bé cảm thấy mệt mỏi và không muốn chơi nữa, mẹ có thể cho bé nghỉ ngơi vào buổi sáng. Nếu bé không muốn ngủ, mẹ có thể bỏ qua phần này trong lịch sinh hoạt của bé nhé.
11g00: Thay tã cho bé.
11g15: Bữa trưa cần đảm bảo có đầy đủ dinh dưỡng để bé tăng cân.
11g45: Sau bữa trưa, mẹ có thể đọc sách hoặc tập vẽ cùng bé.
12g30: Bé bắt đầu bú sữa mẹ và chợp mắt chừng 1 tiếng.
14g30: Bé thức dậy và được ăn bữa phụ chiều. Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, bánh, trái cây hoặc ngũ cốc.
15g00: Mẹ hãy dẫn bé ra ngoài chơi trong khoảng thời gian chiều này nhé.
17g00: Mẹ tắm rửa sạch sẽ cho bé, có thể kết hợp massage nhẹ nhàng để bé có giấc ngủ sâu vào buổi tối.
18g00: Giờ ăn tối của bé
19g00: Trước khi đi ngủ, mẹ nên chơi đùa cùng bé bằng đồ chơi xếp hình trí tuệ hoặc kể chuyện, hát ru cho bé.
20g00: Giờ đi ngủ của bé. Bé có thể ngủ suốt đêm hoặc thức dậy vài lần, vì vậy mẹ phải cho bé bú để bé ngủ lại đã nhé.
Các nhóm dinh dưỡng cần thiết khi xây dựng lịch ăn cho bé 1 tuổi
Để bé 1 tuổi duy trì sự phát triển và sức khỏe tốt, việc quản lý lịch ăn là điều quan trọng. Theo các chuyên gia, lịch ăn cho bé 1 tuổi nên có 3 bữa chính trong ngày, kết hợp với 3-4 bữa bú sữa mẹ. Để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho bé mẹ nên biết hai nhóm dinh dưỡng: nhóm cung cấp năng lượng và nhóm không cung cấp năng lượng.
Nhóm dinh dưỡng cung cấp năng lượng bao gồm:
Chất bột như gạo và các ngũ cốc. Chất đạm: cá, cua, tôm, thịt, trứng, sữa, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, v.v. Đây là nguồn cung cấp protein và canxi giúp bé phát triển chiều cao và khung xương chắc khỏe. Chất béo: Được lấy từ dầu mỡ, chất béo là dưỡng chất quan trọng cho bé, không nên tránh. Chất béo giúp hấp thụ vitamin A, D, E, K và các khoáng chất. 70% chất béo nên từ động vật và 30% còn lại từ thực phẩm thực vật.
Nhóm dinh dưỡng không cung cấp năng lượng gồm:
Chất sắt: Có nhiều trong thịt đỏ như lợn, bò, cừu. Canxi: Rất quan trọng để tăng chiều cao, có thể tìm thấy trong tôm, cua, cá, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, đậu hủ. Vitamin D: Cần để hấp thụ canxi, có trong bơ, sữa, phô mai, và ánh sáng mặt trời. Kẽm: Giúp bé thúc đẩy sự ngon miệng, có trong lươn, hàu, sò, gan, thịt bò, cá, hạt có dầu. Vitamin A: Tốt cho hệ miễn dịch, có thể tìm thấy trong rau xanh, cam, đu đủ, cà rốt, cà chua, xoài và nhiều loại thực phẩm khác. Vitamin C: Tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp hấp thụ chất sắt, có trong rau xanh, cam, quýt, bưởi, đu đủ, chuối, xoài, và nhiều loại thực phẩm khác.
Những loại thực phẩm quan trọng trong lịch ăn cho bé 1 tuổi bao gồm: Trái cây mềm như chuối, xoài, dâu tây, lát cam không hạt để bé tự cầm và ăn dễ dàng. Bột yến mạch là một lựa chọn tốt cho bé khi chuyển từ nuốt chửng sang nhai thức ăn. Sản phẩm từ yến có thể bổ sung protein, axit amin và canxi cho bé, đặc biệt là cho các trẻ suy dinh dưỡng hoặc có các vấn đề về sức kháng.
Khi quản lý lịch ăn của bé 1 tuổi, mẹ hãy tạo một lịch trình hợp lý với các hoạt động khác nhau như ăn sáng, chơi, ngủ, và hoạt động thể chất. Điều này giúp bé phát triển một cách cân đối và khỏe mạnh hơn mẹ nhé!
Sức khỏe là cuộc sống Gợi ý bữa sáng cho bé 1 tuổi với đầy đủ chất
Mẹ xem thệm: